Trò chơi Phật hóa: Những Biến Tấu của Vòng tròn

I.BIẾN TẤU CỦA VÒNG TRÒN

Sinh hoạt vòng tròn, một hình thức sinh hoạt chung tập thể mang tính hoà đồng, sống động và độc đáo nhất trong các hình thức tập họp Gia đình Phật tử. Trong Đạo Phật, hình tròn biểu thị cho sự viên dung (tròn đầy), các hành tinh trong vũ trụ đều có hình cầu và chuyển động xoay tròn do lực hấp dẫn kéo đẩy tương tác, cũng chính chúng tạo ra từ  trường gây ảnh hưởng đến các tinh cầu khác.

1 vong 11 Trò chơi Phật hóa: Những Biến Tấu của Vòng tròn

 

Nguyên lý vận hành của một vòng tròn thường xoay từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ, chiều quả đất quay, chiều ốc vặn… Trong nghi lễ Phật giáo khi Phật tử khởi thân trang nghiêm kinh hành, di chuyển, nhiễu quanh  đức Phật, Phật đài, linh quan chư Tôn túc cũng theo chiều kim đồng hồ. Như vậy, nếu một vòng tròn khởi động xoay tự do thì cũng phải xoay theo hướng này. Trừ phi, sinh hoạt vòng tròn mà phải xoay ngược chiều với người điều khiển.

“ Vòng tròn có một cái tâm.

Cái tâm ở giữa vòng tròn

Đi sao đi cho đều và đi cho khéo

Cho vòng tròn đừng méo đừng vuông ”

 Sau khi nghe tiếng còi tập họp theo thủ lệnh vòng tròn (Quản trò khoanh tay  đứng làm tâm, nếu tay phải đặt trên tay trái thì chiều quay của vòng tròn  phải theo hướng bàn tay phải, tức là xoay ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại, nếu  tay trái đặt lên tay phải. Đối với Hướng Đạo Mỹ, Âu thì người điều khiển giơ tay qua đầu mình ra hiệu chiều xoay của vòng tròn. Để sống động hơn, Quản trò sẽ đi ngược chiều với vòng tròn vừa quay vừa hát, vòng tròn chú ý, khi quản trò xoay người đổi chiều thì tức khắc vòng tròn cũng đổi chiều ngược lại.

Biến tấu 1: CHUYỂN PHÁP LUÂN

Ý nghĩa: Khi đức Phật thuyết Pháp hoá độ chúng sinh tại một thời điểm, không gian, và đối tượng nào đó thì gọi là Chuyển Pháp Luân, tức là  chuyển bánh xe Pháp. Đức Phật Thích Ca Chuyển Pháp luân đầu tiên tại Lộc Uyển độ 5 anh em Kiều Trần Như là các vị Tỳ Kheo đầu tiên của Phật Giáo.

Sân chơi: Khoảng sân hay phòng rộng

Số lượng: từ 30 em trở lên- càng đông càng vui.

Áp dụng: Trong trường hợp Vòng tròn khá đông người mà quản trò muốn thu hẹp lại để dễ điều khiển.

Chuẩn bị: Tùy tình hình nhân số, nam nữ hiện diện mà chia thành 2 nhóm kết thành 2 vòng tròn đồng tâm trong và ngoài.

Vòng tròn trong xoay ngược chiều với Quản trò; vòng tròn ngoài xoay ngược chiều với vòng tròn trong , luôn luôn như thế.

1 vong 2 Trò chơi Phật hóa: Những Biến Tấu của Vòng tròn

 Quản trò thổi còi ra lệnh vòng tròn khởi động nắm tay nhịp nhàng theo bài hát. Cứ trong 2 câu hát Quản trò đảo vòng một lần và các vòng trong ngoài cũng phải nghịch chuyển theo. Chừng hết một phiên khúc, quản trò thổi tiếng “ TE” dài  hai vòng tròn chuyển vị trí : Vòng tròn trong ra ngoài và vòng tròn ngoài vào trong. Quản trò đếm lớn: “ 1,2,3,4,5 ” Trong 5 tiếng đếm 2 vòng tròn nhanh nhẹn kết lại với nhau  và tiếp tục quay theo tâm điều khiển của quản trò.

Đức Quảng trình bày

(theo www.gdptvietnam.com)

 

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb