CHUYÊN MỤC: TRẠI HUYỀN TRANG KHÓA IV

 

BÀI THỨ 16 & 17:        Nguyên Hiệu VÕ PHI HÒA

TÂM TÌNH:                  11 NĂM VUI BUỒN ÁO LAM

Tôi đến GĐPT từ thời Oanh Vũ và Ngành Thiếu nhưng lại gián đoạn do điều kiện chung của xã hội thời bấy giờ. Một giai đoạn khá lâu không khoát trên mình chiếc áo màu lam. Với màu áo ấy đã thúc giục tôi quay lại gia đình lam khá muộn màng vào tuổi 42. Vậy mà tôi lại gánh cái trọng trách từ thư ký đơn vị rồi đến làm LĐT. Với chừng ấy thời gian, tình Lam nó như gắn chặt hoà quyện trong tôi, với tổ chức GĐPT mà đi đâu, nơi nào cũng là anh chị em nhiều khi còn thân hơn ruột thịt. Cái tổ chức Lam này nghèo về tiền bạc nhưng lại rất giàu về tình thương của những người con Phật mang dòng máu lam. Tôi tiếp tục bay cao cánh chim lam khi được đi học Trại Huấn A DỤC đã giúp cho tôi học, hiểu được những gian khổ, chịu đựng “dấu chân vô ngại” của Huynh Trưởng. Với 11 năm sinh hoạt GĐPT đã cho tôi cái tình lam keo sơn gắn bó mà bất cứ tỏ chức nào cũng không có được và dù bất cứ nơi đâu. Qua thời gian 11 năm nhìn lại, tôi vẫn luôn nhớ mãi không quên.

Mười một năm sinh hoạt, không ngắn cũng không dài. Nó mang dấu ấn của đoạn đường vui buồn chiếc áo lam đang mặc. 11 năm trôi qua thật nhẹ nhàng và cũng mang nhiều khó khăn, có những lúc tưởng như tạm dừng buớc chân, tưởng chừng như không còn mặc được chiếc áo lam để đi tiếp con đường hoa sen trắng.

11 năm sinh hoạt làm Huynh Trưởng. Nhưng tôi đã không thể nào bỏ được chiếc áo lam đã theo tôi trên đoạn đường gắn bó lý tưởng màu lam. Trên con đường Lam cũng đã có bao nhiêu cánh chim lam bay cao và cũng đã có những cánh chim lam nữa đường rớt xuống vì hoàn cảnh nghiệt ngả, vì mưu sinh hay vì danh lợi của riêng mình, hay vì cái tôi quá năng… Những ai đang còn mặc chiếc áo lam, cài hoa sen trắng đó là hạnh phúc quý báu, xin hãy trân quý chiếc áo Lam và đừng làm dơ bẩn chiếc áo Lam GĐPT.

 Kính thưa quý anh chị emTrại sinh Huyền Trang 4 Cam Ranh thân mến.

 Đêm về, một màn đen bao phủ toàn thể trời đất trong bóng tối, tầm nhìn của chúng ta chỉ vỏn vẹn trong gang tấc với điều kiện có ánh đèn. Lúc này chúng ta mới thấy sự quí giá của ánh sáng, của sắc trần. Nếu Sắc trần không nương vào ánh sáng thì sắc dù có cũng như không; và nếu đôi mắt chúng ta tiếp xúc với sắc trần không do ánh sáng soi chiếu thì làm sao thấy biết! Đó là sự mầu nhiệm tương quan của nhân duyên: “cái này có thì tất nhiên cái kia cũng có”. Từ khi bước chân vào Gia Đình Phật Tử, cái nhìn và cái biết của mỗi chúng ta có vẻ như sâu hơn, ý nghĩa hơn, và cách sống của Phật tử được chuyển hóa, được thay đổi từng phút giây trong hiện tại. 

 Những thay đổi tuy chỉ trong 1/1000 giây nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn sự chuyển hóa tột cùng sắp tới, như bác Tâm Minh-Lê Đình Thám giới thiệu trong kinh Thủ Lăng Nghiêm về Pháp giới tánh: “Cái vẩy đuôi của một con cá tuy chỉ tạo ra những gợn sóng nhỏ nhưng nó đâu biết rằng các gợn sóng ấy rúng động đến các đại dương xa” Phong trào chấn hưng Phật Giáo nước nhà đầu thế kỷ 20 đã sản sinh ra phong trào Gia Đình Phật Tử giữa thế kỷ 20, một tổ chức giáo dục thanh, thiếu, nhi Phật Giáo Việt Nam chuẩn mực đã tạo ra một sức sống bền bỉ diệu kỳ – chặt không đứt, bứt không rời. Người ta càng cố tâm hủy diệt nó thì nó lại càng tăng trưởng gấp trăm ngàn lần hơn.

 Nói như thế không phải để tự hào, vì trong sự hãnh diện thường sinh cố tật. Nói ra chỉ nhằm mục đích xác định con đường hôm nay chúng ta đang đi tuy rất chân chánh nhưng đồng thời cũng đã được thực hiện bằng những phương pháp đúng đắn nhất nên mới được bền bỉ trường tồn đến ngày nay. Huynh trưởng GĐPT lúc này mới thật sự nhiếp thọ chánh Pháp. Những tháng năm tu học và thọ trì chánh Pháp trong môi trường Gia Đình Phật Tử chúng đã đã trực diện với chính mình và kịp nhận ra rằng không có ma vương nào ở bên ngoài tâm ta cần phải trừ diệt – thắng trăm vạn quân không bằng tự chiến thắng lấy mình. Sự yêu mến Gia Đình Phật Tử chúng ta “ lan rộng muôn nhà” như thế mới là một tình yêu vị tha đích thực. Các anh chị trại sinh chúng ta đã qua tuổi trưởng thành đang cầm nắm sinh mệnh của Đoàn, của đơn vị, có quyền biết những gì mà Phật Giáo Việt Nam, những gì mà Gia Đình Phật Tử Việt Nam đả nếm trải trăm đắng ngàn cay để tồn tại. Và chúng ta đã sinh tồn đúng nghĩa, thực hiện nhiệm vụ đúng nghĩa theo những gì mà Nội quy và quy chế Huynh trưởng GĐPT Việt Nam phó thác. Đối với chúng ta hôm nay, một việc rất quan trọng cần ghi nhớ để thực hiện cho bản thân là:

“Bất úy tham sân khởi – Duy khủng sự Giác trì”
(không sợ tham sân khởi lên-chỉ sợ chậm giác ngộ”

Hay:

“Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong
Thước ca ra tâm vô động chuyển”
(Vũ trụ kia có thể bị tiêu vong – nhưng tâm kiên cường này không hề lay chuyển)

Trong lúc này là lúc chúng ta quay trở lại với chân tâm nơi không gian im lìm và tĩnh mịch này để được gần lại với nhau hơn, nhìn kỹ nhau hơn, đối đãi tử tế, chân thật với nhau hơn giữa cuộc đời tối đen đầy sống dữ hung hiểm bao trùm.

Nếu nguyên lý Thế gian vô thường mãi đúng thì không có bất cứ thứ gì được gọi là vĩnh cửu, là bền chắc và cuộc hội ngộ trong kỳ trại Huyền trang 4 này cũng chỉ là nhân duyên hẹn gặp nhau từ đời trước trong một kiếp trược nào đó mà thôi. Ái biệt ly khổ – thương yêu mà phải chia lìa là một trong tám cái khổ đau. Cho nên hãy trân trọng những phút giây mình có được để mai này không phải hối tiếc điều gì.

Mỗi người chúng ta đều có lửa, lửa của sức trẻ và lửa của tuổi già tuy có khác nhau, nhưng quy lòng nhiệt tình phụng sự lý tưởng cao đẹp thì không sai biệt. Lý tưởng bốc lên bởi ngọn lửa tâm can, từ bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, bầu nhiệt huyết tuổi già có thể thiêu tan những chuyện buồn vớ vẩn để bừng lên sức sống tâm linh vô ngã vị tha, đem lại niềm vui cho mọi người, cho đàn em chính là hạnh phúc riêng mình.

 Chúng ta có thể thương yêu rộng lớn, nhưng với sức người hữu hạn không thể ôm trọn nhân loại thế giới vào lòng. Thôi thì, trước mắt ta hãy bớt thương mình bằng cách giảm lòng tự ái mà mở lòng vị tha, yêu mến và giúp đỡ những người chung quanh ta không điều kiện, không tính toán. Phật Pháp gọi hành động này là “Xả kỷ vị tha” nó có công năng diệt trừ sự tham lam, cố chấp, tật đố và làm cho quanh ta tình thương sinh hoa trái. Nếu trong một tiểu gia đình, hay Gia Đình Phật Tử, hoặc cộng đồng xả hội mà thiếu các chất liệu này thì nơi đó dẫy  đầy hiển cảnh địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

 Chúng ta có thể không đủ khả năng để tạo ra cảnh thiên đường tịnh độ nhưng cũng đừng đào hố địa ngục gây đau khổ cho mình và người khác, nhất là môi trường vô nhiễm của Gia Đình Phật Tử phải toả rạng được tâm từ bi, bao dung không buồn phiền trách móc trước các chướng duyên, ngoại cảnh đã tạo ra.

                                                                                    Nguyên Hiệu VÕ PHI HÒA

                                                                                                          Danh số: 12

 

NỔI LỬA LÊN EM

 

Tiếng kèn báo hiệu

Mọi người tất bật

Kẻ trước người sau

Đem son đem chảo

Người củi người nước

Nhóm lửa lên em

Cùng nhau quay quần

Mọi người xôn xao

Lửa nổi lên rồi

Khu vực đông vui

Khói ơi là khói

Cùng chung hưởng khói

Mới là anh em

 Ô kìa anh kia

Sao mà lạ thế

Ngón tay anh đó

Khuấy vào hủ chao

Nghịch ngợm hay đùa

Sao mà lạ thế

 Còn anh kia nữa

Ngón tay đâu phải

Củ cải anh sắt

Máu chảy đầm đìa

Cấp cứu đâu rồi

Chị em hoảng sợ

 Sợ ơi là sợ

Thôi nói làm chi

Hi hi hi !

Nguyên Hiệu VÕ PHI HÒA

Danh số: 12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb