TƯỞNG NIỆM BÁC TÂM MINH – LÊ ĐÌNH THÁM

12473706_837658946338149_1320928529215539269_o

Bác Tâm Minh – Lê Đình Thám – Đạo tâm an lạc huyền vi.

Đức Quảng (gdptvietnam.com)

 Mỗi khi chúng ta nhắc đến Bác Tâm Minh-Lê Đình Thám, anh Võ Đình Cường, chị Hoàng Thị Kim Cúc… Trong lòng những huynh trưởng lão niên thì dạt dào xúc động còn những huynh trưởng trẻ thì phần đông xa lạ rụt rè là tại làm sao? Chính là vì sự ngăn ngại của tuổi tác, của thế hệ, và của thời gian đã che lấp con đường phía sau khi chúng ta bước tới. Hoài vọng về quá khứ đó không phải là thói quen của người tuổi trẻ trong khi họ giống như những cổ xe nhanh đang tốc hành với bầu nhiệt huyết sôi sục tiến tới, nếu lam sử không làm tròn nhiệm vụ của chính nó thì đừng trách mai đây quá khứ chỉ còn là những đám bụi mờ. Đêm nay chúng ta “ Ôn cố tri tân” xin nói về người sáng lập phong trào Gia Đình Phật Tử Việt Nam: Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám, vị cư sĩ lỗi lạc của thời kỳ chấn hưng đạo pháp là một minh chứng hùng hồn nhất của gương sáng hành hoạt trong thời kỳ đen tối nhất của lịch sử nước nhà, của đạo pháp suy vi và đạo đức suy đồi. Các anh chị có thể giải trình cho chúng ta cùng nghe làm sao mà một vị bác sĩ có thể vừa làm việc trong bệnh viện, hoàn thành công trình thí nghiệm trong viện Pasteur, vừa làm hội trưởng An Nam Phật học, giảng dạy Phật học cho chư Tăng, cho Phật học Đức dục, viết cho tờ Viên Âm…vừa đối thoại với Thực dân Pháp, bác đi lại như một con thoi công việc đa đoan mà việc nào cũng hoàn thành! Sau 1945 Pháp trở lại Việt Nam hòng đặt ách nô vong lên người Việt Nam một lần nữa sau khi đã đày ải Việt Nam hơn 80 năm khổ nhục. Không thể nào chịu đựng được nữa nên toàn quốc vùng lên kháng chiến đánh đuổi Thực dân bằng bất cứ vũ khí nào tìm được như tầm giông, gậy gộc có được trong tay, Phật Giáo Việt Nam cũng phải đứng lên cứu quốc. Bác là bậc trí giả Việt Nam ưu thời mẫn thế, một người Phật tử Việt Nam đứng trước nỗi khổ nhục quê hương, đành phải xăn tay tiến vào chính trường góp phần sức mình trước những ngọn cuồng phong thời đại cho đến ngày đất nước bị chia đôi bác vẫn còn ở bên kia bờ vĩ tuyến 17 – ở nơi đây tuy không còn sự hoạt động của tôn giáo nữa nhưng bác vẫn hoạt động trong vai trò nhà Tôn giáo , Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới, Phó Chủ Tịch Phật Giáo Thế Giới… và chỉ chuyên tâm vào một con đường hoằng dương chánh pháp cho đến cuối đời.

Trong tự truyện bác viết về những ngày đầu tìm về với Phật Pháp, quy y với Hòa Thượng Giác Tiên bác đã “đạt đạo” qua bài kệ vô tướng của Lục Tổ Huệ Năng ghi trên vách núi chùa Tam Thai: “ Bồ đề bổn vô thụ – minh cảnh diệc phi đài…” từ đó thái độ sống, cách làm việc ứng xử vô hạn, việc nào cũng chuyên tâm, việc nào cũng vô ngại. Đây là điểm mấu chốt đã rẽ một bước ngoặt lớn lao trong cuộc đời của bác, khi nhìn thấy và đọc bài kệ Vô tướng của Lục Tổ Huệ Năng trên vách đá chùa Tam Thai mà bác tham vấn Hoà Thượng Giác Tiên để hoàn toàn dâng hiến cuộc đời trong sự nghiệp hoằng dương chánh Pháp. Không ai dám bình luận rằng khi đứng trước vách đá đó bác có “ hoát nhiên đại ngộ ” như trong các truyền thuyết về Thiền Lâm hay không! Tương tự như Lục tổ khi nghe người tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ” mà từ biệt mẹ già đi cầu Pháp nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn; bác đã tìm đến Hoà Thượng Trúc Lâm để xin nghe những lời chỉ giáo, phát tâm Quy y, thọ giới và giữ trường trai từ đó. Diễn tiến tâm linh này xảy ra rất nhanh chóng như người con đã về đến nhà để thừa kế gia tài chánh Pháp. Nên nhớ lúc đó bác đang là một bác sĩ giỏi với lòng từ bi tế độ sinh linh một cách nhiệt thành và không ngừng tham cầu học hỏi về Y thuật Tây phương và cũng quyết tâm tinh tấn tu hành tinh cần cộng với việc đào tạo Tăng tài và xây dựng được toà chánh Pháp trong tâm thức của những cư sĩ thanh niên. Sự diễn tiến của bài kệ Vô Tướng lấy Không làm tông để quán chiếu lý Bát Nhã diệu kỳ vào sự sinh hoá của vạn loại hữu vi. Thay vì giũ sạch trần cấu nơi núi vắng rừng hoang hay những cảnh Thiền môn tĩnh mịch bác càng xăn tay tiến bước làm việc nhiều lần hơn như một vị Y vương nơi chánh Pháp- chữa lành mọi bệnh khổ của thân và tâm của chúng sanh. Một mình bác gánh lo mọi việc Đời Đạo song hành trong một chơn thể – bác cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày như mọi người nhưng làm rất nhiều việc từ trí óc, tinh thần cho đến sự đi lại hoạt động của thể xác như con thoi không ngừng, hết lòng phục vụ Đạo Pháp nhân quần không hề mỏi mệt và nhiệm vụ nào cũng xuất sắc chu toàn.Chính chỗ này các Huynh trưởng nên tìm hiểu và học hỏi bác đã sắp xếp công việc theo phương pháp- thời khoá như thế nào mà đa năng hiệu quả như vậy. Bác có một câu nói bất hủ: “Không có gì thành tựu vững bền nào lại không nhắm đến hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai. . .” Chính tư tưởng này đã chắp cánh cho Gia Đình Phật Tử bay cao và bay xa dù trong phong ba bão táp đến ngày nay. Đêm nay Ngày Húy kỵ thứ 43 bác Tâm Minh, anh chị em chúng ta cùng hướng về miền giông bão đó để thấy sự an lạc bất biến vốn xuất sinh từ biển động cuồng phong, đất bằng nổi sóng – dù lúc tại Huế đô hay ra đất Bắc nụ cười của bác vẫn thường tại huyền vi. Đức Quảng Mỗi khi chúng ta nhắc đến Bác Tâm Minh-Lê Đình Thám, anh Võ Đình Cường, chị Hoàng Thị Kim Cúc… Trong lòng những huynh trưởng lão niên thì dạt dào xúc động còn những huynh trưởng trẻ thì phần đông xa lạ rụt rè là tại làm sao? Chính là vì sự ngăn ngại của tuổi tác, của thế hệ, và của thời gian đã che lấp con đường phía sau khi chúng ta bước tới. Hoài vọng về quá khứ đó không phải là thói quen của người tuổi trẻ trong khi họ giống như những cổ xe nhanh đang tốc hành với bầu nhiệt huyết sôi sục tiến tới, nếu lam sử không làm tròn nhiệm vụ của chính nó thì đừng trách mai đây quá khứ chỉ còn là những đám bụi mờ. Đêm nay chúng ta “ Ôn cố tri tân” xin nói về người sáng lập phong trào Gia Đình Phật Tử Việt Nam: Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám, vị cư sĩ lỗi lạc của thời kỳ chấn hưng đạo pháp là một minh chứng hùng hồn nhất của gương sáng hành hoạt trong thời kỳ đen tối nhất của lịch sử nước nhà, của đạo pháp suy vi và đạo đức suy đồi. Các anh chị có thể giải trình cho chúng ta cùng nghe làm sao mà một vị bác sĩ có thể vừa làm việc trong bệnh viện, hoàn thành công trình thí nghiệm trong viện Pasteur, vừa làm hội trưởng An Nam Phật học, giảng dạy Phật học cho chư Tăng, cho Phật học Đức dục, viết cho tờ Viên Âm…vừa đối thoại với Thực dân Pháp, bác đi lại như một con thoi công việc đa đoan mà việc nào cũng hoàn thành! Sau 1945 Pháp trở lại Việt Nam hòng đặt ách nô vong lên người Việt Nam một lần nữa sau khi đã đày ải Việt Nam hơn 80 năm khổ nhục. Không thể nào chịu đựng được nữa nên toàn quốc vùng lên kháng chiến đánh đuổi Thực dân bằng bất cứ vũ khí nào tìm được như tầm giông, gậy gộc có được trong tay, Phật Giáo Việt Nam cũng phải đứng lên cứu quốc. Bác là bậc trí giả Việt Nam ưu thời mẫn thế, một người Phật tử Việt Nam đứng trước nỗi khổ nhục quê hương, đành phải xăn tay tiến vào chính trường góp phần sức mình trước những ngọn cuồng phong thời đại cho đến ngày đất nước bị chia đôi bác vẫn còn ở bên kia bờ vĩ tuyến 17 – ở nơi đây tuy không còn sự hoạt động của tôn giáo nữa nhưng bác vẫn hoạt động trong vai trò nhà Tôn giáo , Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới, Phó Chủ Tịch Phật Giáo Thế Giới… và chỉ chuyên tâm vào một con đường hoằng dương chánh pháp cho đến cuối đời. Trong tự truyện bác viết về những ngày đầu tìm về với Phật Pháp, quy y với Hòa Thượng Giác Tiên bác đã “đạt đạo” qua bài kệ vô tướng của Lục Tổ Huệ Năng ghi trên vách núi chùa Tam Thai: “ Bồ đề bổn vô thụ – minh cảnh diệc phi đài…” từ đó thái độ sống, cách làm việc ứng xử vô hạn, việc nào cũng chuyên tâm, việc nào cũng vô ngại. Đây là điểm mấu chốt đã rẽ một bước ngoặt lớn lao trong cuộc đời của bác, khi nhìn thấy và đọc bài kệ Vô tướng của Lục Tổ Huệ Năng trên vách đá chùa Tam Thai mà bác tham vấn Hoà Thượng Giác Tiên để hoàn toàn dâng hiến cuộc đời trong sự nghiệp hoằng dương chánh Pháp. Không ai dám bình luận rằng khi đứng trước vách đá đó bác có “ hoát nhiên đại ngộ ” như trong các truyền thuyết về Thiền Lâm hay không! Tương tự như Lục tổ khi nghe người tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ” mà từ biệt mẹ già đi cầu Pháp nơi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn; bác đã tìm đến Hoà Thượng Trúc Lâm để xin nghe những lời chỉ giáo, phát tâm Quy y, thọ giới và giữ trường trai từ đó. Diễn tiến tâm linh này xảy ra rất nhanh chóng như người con đã về đến nhà để thừa kế gia tài chánh Pháp. Nên nhớ lúc đó bác đang là một bác sĩ giỏi với lòng từ bi tế độ sinh linh một cách nhiệt thành và không ngừng tham cầu học hỏi về Y thuật Tây phương và cũng quyết tâm tinh tấn tu hành tinh cần cộng với việc đào tạo Tăng tài và xây dựng được toà chánh Pháp trong tâm thức của những cư sĩ thanh niên. Sự diễn tiến của bài kệ Vô Tướng lấy Không làm tông để quán chiếu lý Bát Nhã diệu kỳ vào sự sinh hoá của vạn loại hữu vi. Thay vì giũ sạch trần cấu nơi núi vắng rừng hoang hay những cảnh Thiền môn tĩnh mịch bác càng xăn tay tiến bước làm việc nhiều lần hơn như một vị Y vương nơi chánh Pháp- chữa lành mọi bệnh khổ của thân và tâm của chúng sanh. Một mình bác gánh lo mọi việc Đời Đạo song hành trong một chơn thể – bác cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày như mọi người nhưng làm rất nhiều việc từ trí óc, tinh thần cho đến sự đi lại hoạt động của thể xác như con thoi không ngừng, hết lòng phục vụ Đạo Pháp nhân quần không hề mỏi mệt và nhiệm vụ nào cũng xuất sắc chu toàn.Chính chỗ này các Huynh trưởng nên tìm hiểu và học hỏi bác đã sắp xếp công việc theo phương pháp- thời khoá như thế nào mà đa năng hiệu quả như vậy. Bác có một câu nói bất hủ: “Không có gì thành tựu vững bền nào lại không nhắm đến hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai. . .” Chính tư tưởng này đã chắp cánh cho Gia Đình Phật Tử bay cao và bay xa dù trong phong ba bão táp đến ngày nay. Đêm nay Ngày Húy kỵ thứ 43 bác Tâm Minh, anh chị em chúng ta cùng hướng về miền giông bão đó để thấy sự an lạc bất biến vốn xuất sinh từ biển động cuồng phong, đất bằng nổi sóng – dù lúc tại Huế đô hay ra đất Bắc nụ cười của bác vẫn thường tại huyền vi.

Đức Quảng (gdptvietnam.com)

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb