LAM SỬ BI HÙNG

Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã tồn tại và phát triển hơn 60 năm. Từ phong trào Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục ra đời mùa thu năm 1940 trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió hiện nay Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã phát triển và trở thành một tổ chức đoàn thể quốc tế hiện diện khắp năm châu bốn bể với hàng trăm ngàn đoàn sinh đang tích cực hoạt động. Hơn 60 năm

phát triển của Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã đào luyện cho xã hội, đạo pháp hơn 3 triệu đoàn viên. 3 triệu người áo lam đã đang là những công dân tốt cho xã hội, những sứ giả Như Lai phục vụ cho hạnh phúc chúng sanh. Hiển nhiên với khi thế hừng hực với dòng máu Lam rần rật chảy họ sẽ tiếp tục đào luyện thêm lớp lớp những người áo lam tiếp bước.

Hành trình của Gia Đình Phật Tử Việt Nam theo dấu chân đức Phật là một chuyến đi dài đầy chông gai bão táp không biết đến bao giờ kết thúc nhưng cũng tràn đầy an lạc giải thoát. Niềm vui an lạc bền vững đặt trên căn bản tình thương vô bờ của Phật Pháp, được xây dựng bởi trí tuệ rộng lớn và được vun bồi bởi hàng triệu con tim người áo lam nóng hổi qua từng nhịp đập. Có thể nơi này, nơi kia những những hạt giống Phật pháp bị hắt hủi chà đạp, song chúng ta cũng hiểu rằng mỗi sát na trôi qua trong tam giới lục đạo triệu triệu những mầm xanh khác đang vươn lên mạnh mẽ ngập tràn sức sống. Chúng ta hãy tin rằng không ai có đủ thời gian, đủ tự tin, đủ sức mạnh để dập tắt tâm nguyện người áo lam. Tâm nguyện đó chính là hiện thân của lý tưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam, lý tưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam là tình yêu thương con người, sự cống hiến cho Đạo Pháp. Khi nào con người còn, tình yêu thương còn, Đạo Phật còn thì Gia Đình Phật Tử Việt Nam còn.

Đã mấy mươi năm trôi qua GĐPT Việt Nam vẫn kiên định mục đích: “Đào luyện thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chân chính – Góp phần xây dựng xã hội theo tin thần Phật giáo”. Trong tôn chỉ của mình Gia Đình Phật Tử Việt Nam từ cương lĩnh lý thuyết đến hoạt động thực tiễn vẫn luôn khẳng định 3 yếu điểm:

1. Gia Đình Phật Tử Việt Nam không phải là một tổ chức chính trị.

2. Gia Đình Phật Tử Việt Nam nhắm mục đích giáo dục con người toàn diện: Thân – Tâm – Trí. Hòa đồng cá nhân với cộng đồng xã hội, thực tế với lý tưởng.

3. Gia Đình Phật Tử Việt Nam góp phần xây dựng nền móng cho tương lai của Phật giáo và dân tộc. [1]

Để gìn giữ con đường bảo vệ Giáo hội, phụng sự Đạo Pháp ngay thẳng chính trực mà không phải dựa dẫm bất kỳ một thế lực thần quyền, một uy quyền chính trị, một tài lực ngoại lai nào thì xương máu và nước mắt của người áo lam đã đổ dài theo những trang Lam sử bi hùng.

Làm sống dậy những trang Lam sử hào hùng không phải tiếc nuối một quá khứ hão huyền mà là ôn cố để tri tân. Ngưỡng vọng những Thánh Tử Đạo để học cách đối diện với ma chướng, trưởng dưỡng đạo tâm, vun bồi chí nguyện. Mà hơn nữa là để thấu rõ con đường mà GĐPT đã đi, đang đi và sẽ đi.

Danh sách và tiểu sử quý Tăng Ni, liệt vị Huynh trưởng, chư anh linh, Thánh Tử Đạo, các bậc tiền bối hữu công xả thân vì Gia Đình Phật Tử Việt Nam

1. Bồ Tát Thích Quảng Đức

2. Bác Tâm Minh Lê Đình Thám

3. Bác Chánh Trí Mai Thọ Truyền

4. Bác Hoàng Thuyết – Gia trưởng GĐPT Hương Từ

Những dòng sử Lam bi tráng
5. Huynh trưởng Nguyên Hùng Võ Đình Cường

6. Huynh trưởng Như Tâm Nguyễn Khắc Từ

7. Huynh trưởng Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc

8. Huynh trưởng Tâm Khiết Phan Duy Trinh

Những dòng sử Lam bi tráng
9. Huynh Trưởng Nguyên Liễu Phan Gia Ly

Những dòng sử Lam bi tráng
10. Huynh trưởng Nguyên Thường Đào Thị Yến Phi

Những dòng sử Lam bi tráng
11. Huynh trưởng Tâm Dũng Nguyễn Đại Thức

12. Thiếu nam Minh Tiên Lê Thanh Sô

13. Thiếu nữ Không Gian Nguyễn Thị Vân

Những dòng sử Lam bi tráng
14. Thiếu nữ Diệu Nghiêm Quách Thị Trang

Quách Thị Trang – sao sáng giữa đời
15. 8 Oanh Vũ, đoàn sinh tử đạo trước đài phát thanh Huế (Dương Văn Đạt, Đặng Văn Công, Huyền Tôn Nữ Tuyết Hoa, Lê Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Phước Trị)

08 Thánh Tử Đạo
3. – Năm 1963, ngày Phật Đản 2507, Phật tử Đặng Văn Công 13 tuổi.

4. – Năm 1963, ngày Phật Đản 2507, Phật tử Trần Thị Phước Tự, 17 tuổi.

5. – Năm 1963, ngày Phật Đản 2507, Phật tử Nguyễn Thị Yến 20 tuổi.

6. – Năm 1963, ngày Phật Đản 2507, Phật tử Huỳnh Thị Tôn Nữ Tuyết Hoa 12 tuổi.

7. – Năm 1963, ngày Phật Đản 2507, Phật tử Lê Thị Kim Khanh 17 tuổi.

8. – Năm 1963, ngày Phật Đản 2507, Phật tử Nguyễn Văn Đạt 13 tuổi.

9. – Năm 1963, ngày Phật Đản 2507, Phật tử Nguyễn Thị Ngọc Lan 12 tuổi.

10. – Năm 1963, ngày Phật Đản 2507, Phật tử Nguyễn Thị Phúc 15 tuổi.

(8 vị trên đây bị thảm sát tại Đài phát thanh Huế, đã phong Thánh Tử Đạo

NGUỒN : nguoiaolam.net(TG:Minh Triết)

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb